Hiển thị các bài đăng có nhãn Câu đối. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Câu đối. Hiển thị tất cả bài đăng

2 tháng 6, 2012

CÀNG LỤN, CÀNG LẬN; LUẬN CÒN LUẬN !

:-bd
Một chút ngẫu hứng : Câu đối ... LUẬT

KHÔNG LỤT, KHÔNG LẬT; LUẬT LÀ LUẬT ! [HSN]

:bong: rose :hoa:
Trên đây chỉ là một chút ngẫu hứng từ chữ LUẬT. Trong thực tế, tôi làm thơ thất ngôn bát cú, vốn chuyên về ... phá cách và biến cách, thực sự tôi cũng kg để mình bị gò bó về Luật thơ bao giờ cả SmileSmileSmile

Một chút phân tích câu đối LUẬT

Vế xướng trong câu đối đơn giản này chỉ là một cách CHƠI CHỮ kiểu CHIẾT TỰ (Bẻ chữ ra làm đôi)
-LỤT là chữ LUẬT bỏ rơi chữ Â
-LẬT cũng là chữ LUẬT bỏ rơi chữ U

Về ý nghĩa : LUẬT (thơ) là LUẬT (thơ). Không cùn nhụt với thời gian, cũng không đảo ngược được

Để giải đối phải tìm được một chữ nào đó có "phụ âm đôi" giống như UÂ của chữ LUẬT. Trong 4 từ "VẦN, LUẬT, NIÊM ĐỐI" chỉ có chữ NIÊM là có phụ âm đôi.

Tuy vậy, khi bẻ ra thành NIM và NÊM, chữ NIM vô duyên và vô nghĩa khiến NIÊM không thể là lời đáp

CỐT VUI KHÔNG CỐT HAY, tôi tạm thời đưa ra câu đáp như sau :

CHẲNG CHÙN, CHẲNG CHỒN, CHUỒN VẪN CHUỒN [HSN]

Ý nghĩa : Chẳng chùn chân, chẳng chồn tay, chạy vẫn cứ chạy...

Đáp án này được xem như là một ví dụ đơn giản vậy thôi. Chứ động từ CHUỒN (Bỏ trốn), hoặc danh từ CHUỒN (Con chuồn chuồn) không thể là lời đáp tương xứng cho chữ LUẬT được

Chúc các bạn luôn vui
SmileSmileSmile
HSN

---

Anh HSN,

Vế đối này "CHẲNG CHÙN, CHẲNG CHỒN, CHUỒN VẪN CHUỒN" VĐ cũng có nghĩ qua nhưng vì thấy "CHỦN" và "CHỒN" hầu như đồng nghĩa và đọc lên thấy chưa hay, chưa đối chỉnh so với vế xuất nên không có gởi lên thôi.

Suy nghĩ nát óc mấy ngày nay mà vẫn chưa tìm ra vế đối vần bằng nào khả dĩ có thể đối với vế xuất của anh nên xoay qua tìm vế đối vần trắc. Đã tính không gởi lên nhưng thấy vế đối của anh vừa phóng, cho nên cũng xin góp vui cùng anh vậy :

CÀNG LỤN, CÀNG LẬN; LUẬN CÒN LUẬN ! [VĐ]

Đây chưa phải là vế đối do nó chưa đáp ứng với vế xuất nếu xét về từ loại và vần đối nhưng cũng như đã nói, chỉ là để góp vui mà thôi.


---

Anh Việt Đường thân mến,

Đối thì có 2 loại :
ĐỐI TƯƠNG PHẢN : tương phản, đối lập về ý, về nghĩa, về thanh, về loại.
ĐỐI TƯƠNG TỰ (hay Đối mô phỏng, Đối song song) : Chữ LUẬN của anh thuộc về loại thứ 2 này … “Càng lụn bại, càng … gian lận, bàn luận vẫn cứ mãi ... luận bàn”. Very good anh ạ !

Chúc anh luôn vui
love 

21 tháng 6, 2011

CÂU ĐỐI - RẮN LỤC... LÚC... RẶN


Vế xuất : RẮN LỤC ngâm nga trong LÚC... RẶN [Hàn Sĩ Nguyên]
Vế đối : CHÀY NGÀ lấp ló tối NGÀY... CHÀ [Việt Đường]


Bravo anh Việt Đường,

Chép ra rồi thì thấy... đơn giản, chứ cái quá trình đi tìm cái "CHÀY NGÀ" này nó khó khăn và gian khổ biết bao... Anh đối được như thế đã là... cao thủ rồi....

Có một loại cá tên là "CÁ CHÀY" thật, và cũng có cái CHÀY (giã cua) nữa... Trong vế đáp tôi đề xuất sửa một chữ :

CHÀY NGÀ lấp ló tối ngày... chà

Ý nói : Chà... suốt... ngày !!!
Trời đất ! Tôi chỉ RR... ngấm ngầm thôi , anh công khai ra hết trơn hết trọi như vậy... méc cở chít... Hehêhê...

Hàn Sĩ Nguyên
September 29, 2006, 11:16 am EST

21 tháng 10, 2010

CÂU ĐỐI - ĐỘC GIẢ ĐỘC THIỆT



Kính thưa quý bạn vui câu đối,

Vừa nói truyện với chị NB, chị có kể là trong tờ báo Con Ong Texas có vế đối lại câu : "Cô Hồng cởi áo cô Hồng trần" bằng vế "Cậu Bạch vén quần cậu Bạch đái" xin ngài ngự phê thử coi sao. Thêm vào nữa câu đối về Cô Hồng dường như đã cạn ý nên LTĐQB tôi xin góp thêm vui với một vế xuất từng gây sôi nổi trên tờ MÁI ẤM GIA ĐÌNH của nữ luật sư NGUYỄN THỊ HỒNG DIỆP. Cuộc thi vui này nhờ cụ ĐÀO HỮU DƯƠNG, một cuốn tự điển sống đứng ra làm người chấm giải :

XUẤT : ĐỘC GIẢ ĐỘC THIỆT
ĐỐI 1 : HÀNH QUÂN HÀNH DÂN (giải nhứt)
ĐỐI 2 : ĂN MÀY ĂN TAO (giải nhì)

Vì trong xứ mù tên chột làm vua, hai giải trúng đó lại do cùng một người ngáp ruồi được cả. Có lẽ tại hồi đó ít người dự thi vui nên anh chàng kia ngáp được con ruồi bự. Có một vị nữ lưu đối là THÁNH HIỀN THÁNH DỮ và NHỨT ĐỊNH LÀ CÂU CỦA CÔ ĐÓ HAY HƠN vì cô là đệ tử đích danh của thầy Thanh Lãng ở Văn Khoa và đe là sẽ tìm cho ra nguyên nhân vì đâu cụ Đào Hữu Dương tư vị hai câu trúng giải. Cho tới lúc nhà văn Nguyễn Khánh Do vạch cho cô rõ là câu của cô thất luật bằng trắc cô mới chịu im.

Đưa giai thoại này lên chỉ cốt mua vui, Lạc Thủy tôi không có ý gì khác xin quý bạn cùng thử họa cho vui

Trân trọng
LTĐQB


Kính góp vui :

XUẤT : ĐỘC GIẢ ĐỘC THIỆT ! [Khuyết Danh]
ĐỐI : CƯƠNG THƯỜNG CƯƠNG GHÊ ! [Việt Đường (10/10/2005)]


Anh Việt Đường mến,

Từ hồi biết câu "Độc Giả, Độc Thiệt" tử đối cách đây mấy chục năm, từ trước 75 kìa thì đây là lần đầu tiên tôi thấy câu "Cương Thường, Cương Ghê" của anh tương đối gần chỉnh nhất ! Khâm phục ! Chắc bác TQ chi cũng có lời khen !

Thân,
Hoàng