Một chút ngẫu hứng : Câu đối ... LUẬT
KHÔNG LỤT, KHÔNG LẬT; LUẬT LÀ LUẬT ! [HSN]
Trên đây chỉ là một chút ngẫu hứng từ chữ LUẬT. Trong thực tế, tôi làm thơ thất ngôn bát cú, vốn chuyên về ... phá cách và biến cách, thực sự tôi cũng kg để mình bị gò bó về Luật thơ bao giờ cả
Một chút phân tích câu đối LUẬT
Vế xướng trong câu đối đơn giản này chỉ là một cách CHƠI CHỮ kiểu CHIẾT TỰ (Bẻ chữ ra làm đôi)
-LỤT là chữ LUẬT bỏ rơi chữ Â
-LẬT cũng là chữ LUẬT bỏ rơi chữ U
Về ý nghĩa : LUẬT (thơ) là LUẬT (thơ). Không cùn nhụt với thời gian, cũng không đảo ngược được
Để giải đối phải tìm được một chữ nào đó có "phụ âm đôi" giống như UÂ của chữ LUẬT. Trong 4 từ "VẦN, LUẬT, NIÊM ĐỐI" chỉ có chữ NIÊM là có phụ âm đôi.
Tuy vậy, khi bẻ ra thành NIM và NÊM, chữ NIM vô duyên và vô nghĩa khiến NIÊM không thể là lời đáp
CỐT VUI KHÔNG CỐT HAY, tôi tạm thời đưa ra câu đáp như sau :
CHẲNG CHÙN, CHẲNG CHỒN, CHUỒN VẪN CHUỒN [HSN]
Ý nghĩa : Chẳng chùn chân, chẳng chồn tay, chạy vẫn cứ chạy...
Đáp án này được xem như là một ví dụ đơn giản vậy thôi. Chứ động từ CHUỒN (Bỏ trốn), hoặc danh từ CHUỒN (Con chuồn chuồn) không thể là lời đáp tương xứng cho chữ LUẬT được
Chúc các bạn luôn vui
HSN
---
Anh HSN,
Vế đối này "CHẲNG CHÙN, CHẲNG CHỒN, CHUỒN VẪN CHUỒN" VĐ cũng có nghĩ qua nhưng vì thấy "CHỦN" và "CHỒN" hầu như đồng nghĩa và đọc lên thấy chưa hay, chưa đối chỉnh so với vế xuất nên không có gởi lên thôi.
Suy nghĩ nát óc mấy ngày nay mà vẫn chưa tìm ra vế đối vần bằng nào khả dĩ có thể đối với vế xuất của anh nên xoay qua tìm vế đối vần trắc. Đã tính không gởi lên nhưng thấy vế đối của anh vừa phóng, cho nên cũng xin góp vui cùng anh vậy :
CÀNG LỤN, CÀNG LẬN; LUẬN CÒN LUẬN ! [VĐ]
Đây chưa phải là vế đối do nó chưa đáp ứng với vế xuất nếu xét về từ loại và vần đối nhưng cũng như đã nói, chỉ là để góp vui mà thôi.
VĐ
---
Anh Việt Đường thân mến,
Đối thì có 2 loại :
- ĐỐI TƯƠNG PHẢN : tương phản, đối lập về ý, về nghĩa, về thanh, về loại.
- ĐỐI TƯƠNG TỰ (hay Đối mô phỏng, Đối song song) : Chữ LUẬN của anh thuộc về loại thứ 2 này … “Càng lụn bại, càng … gian lận, bàn luận vẫn cứ mãi ... luận bàn”. Very good anh ạ !
Chúc anh luôn vui
0 nhận xét:
Đăng nhận xét