Tháng Chín Lan Man Dòng Tâm Sự
(Liên Hoàn Thuận Nghịch Vận Tứ Khúc Đường Luật)
Khai giảng đầu năm lại trở về
Khơi lòng sống dậy thuở đam mê
Quần xanh vác cặp đùa hoan hỉ
Áo trắng choàng vai bước cận kề
Dưới nắng vàng hanh chiều phố thị
Trên đường đỏ rực bóng sơn khê
Tung tăng chạy giỡn như chim sáo
Nào hiểu trần gian lắm bộn bề
Nào hiểu trần gian lắm bộn bề
Hồn là suối ngọt với trăng khê
Chưa màng bổng lộc công danh hái
Chẳng sợ binh đao súng đạn kề
Học rất siêng năng và phấn khởi
Chơi đầy táo bạo lẫn si mê
Ngờ đâu vận nước dòng xô đẩy
Tận nẻo trùng dương khuất ngõ về
Tận nẻo trùng dương khuất ngõ về
Để rồi từ đấy trĩu u mê
Yêu miền cố xứ thân thương dạo
Tưởng bạn đồng niên ấm áp kề
Tháng đếm mưa ngâu vờn diệp thảo
Ngày nhìn gió bấc thổi lam khê
Chơ vơ đất khách nhiều xa lạ
Buốt lạnh vào đông trải tứ bề
Buốt lạnh vào đông trải tứ bề
Chôn dần tĩnh vật giữa sương khê
Thèm tràng pháo nổ tay cha đốt
Ước chậu đào vươn dáng mẹ kề
Xóm chợ du xuân cười thích thú
Đường làng rảo Tết ngắm say mê
Đường làng rảo Tết ngắm say mê
Hồi hương một chuyến khuây sầu muộn
Rộn rã hôm nao kịp lối về...
Việt Đường
(21/09/2013)
Lời tâm tình : Trong lần thứ 2 được mời làm giáo khảo chấm thơ cùng anh Ái Hoa trên ĐVTC, qua các trao đổi riêng tư mới được biết là khi duyệt thơ Đường Luật, ngoài các lỗi bệnh cần xem xét như : tiểu vận, đại vận, phong yêu, hạc tất, bình đầu, thượng vỹ, bàng nữu, chánh nữu, hiệp chưởng, điệp ý, khổ độc..., khi gặp loại thơ Liên Hoàn Đường Luật như trên đây, người chấm phải xét thêm lỗi điệp từ trong thi phẩm. Nói một cách khác, trong bài thơ Liên Hoàn Đường Luật, ngoại trừ câu thứ 8 là được lập lại nguyên vẹn, những từ dùng lại rải rác trong toàn bài sẽ bị liệt vào lỗi "điệp từ" và sẽ bị trừ điểm như thường. Đây là 1 điều hoàn toàn mới mẻ mà tác giả học được và cũng đã thử áp dụng vào bài thơ trên, như là 1 thách đố cho riêng mình vậy.
Lời tâm tình : Trong lần thứ 2 được mời làm giáo khảo chấm thơ cùng anh Ái Hoa trên ĐVTC, qua các trao đổi riêng tư mới được biết là khi duyệt thơ Đường Luật, ngoài các lỗi bệnh cần xem xét như : tiểu vận, đại vận, phong yêu, hạc tất, bình đầu, thượng vỹ, bàng nữu, chánh nữu, hiệp chưởng, điệp ý, khổ độc..., khi gặp loại thơ Liên Hoàn Đường Luật như trên đây, người chấm phải xét thêm lỗi điệp từ trong thi phẩm. Nói một cách khác, trong bài thơ Liên Hoàn Đường Luật, ngoại trừ câu thứ 8 là được lập lại nguyên vẹn, những từ dùng lại rải rác trong toàn bài sẽ bị liệt vào lỗi "điệp từ" và sẽ bị trừ điểm như thường. Đây là 1 điều hoàn toàn mới mẻ mà tác giả học được và cũng đã thử áp dụng vào bài thơ trên, như là 1 thách đố cho riêng mình vậy.