Tầm
Tình trạng dùng từ ngữ đặc thù của người miền Bắc ngày càng phổ biến, lan rộng, dù biết rằng đó là điều khó tránh bởi người Bắc vào miền Nam và miền Trung sinh sống, làm việc và nếu không muốn nói là "cai trị" ngày càng nhiều, kể từ sau tháng 4 năm 1975. Tuy nhiên, xu hướng chiều theo họ, xài ngôn ngữ của họ một cách mù quáng là điều không nên. Miền Trung có từ ngữ của miền Trung, miền Nam có từ ngữ của miền Nam, hà cớ gì ta phải loại bỏ hết để xài chữ nghĩa của đàng ngoài (miền Bắc, theo cách nói của người Việt trong nước) kia chứ!?
Tôi không phân biệt Nam, Bắc nhưng khi thấy người miền Nam xài từ miền Bắc quá nhiều cũng không khỏi mang cảm giác khó chịu và khi thấy người Việt nước ngoài cũng bắt chước dùng theo thì càng thấy bực bội hơn. Có 1 chữ mà tôi thấy người Việt khắp nơi ưa "mượn dùng" là chữ "tầm". Đi đâu cũng thấy tầm, tầm everywhere, tầm partout! Ví dụ như "tầm" được dùng trong mẩu đối thoại dưới đây:
- Tầm mấy giờ chú tới?
- Tầm 1g rưỡi chiều. Tôi sẽ đi với 1 cậu thanh niên tầm 20 tuổi. Từ nơi tôi đến nơi này mất tầm 45 phút. Ở chơi tầm nửa tiếng rồi chúng tôi lại đi ngay.
Thay vì:
- Khoảng mấy giờ chú tới?
- Chừng 1g rưỡi chiều. Tôi sẽ đi với 1 cậu thanh niên trạc 20 tuổi. Từ nơi tôi đến nơi này mất độ 45 phút. Ở chơi cỡ nửa tiếng rồi chúng tôi lại đi ngay.
Tức cảnh nên mới có 4 câu Lục Bát than trách như sau:
Thay vì viết "khoảng, cỡ, chừng.."
Giờ ai cũng thuận cũng ưng viết "tầm"
Quên vèo mình gốc Trung, Nam
Đúng là tầm bậy, tầm xàm quá đi!
Việt Đường
(06/10/2022)
---
Phản hồi của bạn hữu và độc giả:
Ngoc Bui: Đúng rồi, nhiều từ chế sau này nghe thấy ghét, khg hợp lỗ tai. Như: trải nghiệm, tiến độ…
Việt Đường: Thay vì nói là "mức độ tiến triển", người CS chế và ghép thành "tiến độ" nghe thật khó hiểu. Còn "trải nghiệm" thì có lẽ là "kinh nghiệm trải qua" chăng, thay vì chỉ cần nói 1 cách dễ hiểu là để "thu thập kinh nghiệm" cho mình, vân vân.
Thuan Xt Truong: Góp ý "cực kỳ" có lý 🤣
Việt Đường: May mà anh không viết là "siêu" có lý 😀
Em Belamanhoi: Thuan Xt Truong Tôi vẫn thích dùng từ RẤT, hoặc RẤT, RẤT ....RẤT. Từ CỰC nghe nó nghèo nàn trong văn chương làm sao đó !!!! Nghe... chướng lỗ tai làm sao đó.
Việt Đường: Em Belamanhoi "Cực" dùng để diễn tả sự tột đỉnh, trong khi đó "rất" chỉ mang ý nghĩa là nhiều thôi. "Cực" không nghèo nàn đâu bạn hiền mà chỉ là bình dân thôi. Ngày nay ở VN ít xài chữ này, họ thay nó bằng "siêu". Ví dụ: Siêu dễ (thay vì cực dễ), siêu ngon (cực ngon), siêu khó (cực khó), vân vân. Tuy vậy, có những từ cực không thể thay thế được. Ví dụ: cực hữu, cực Nam, cực Bắc...
Phụng Tiên La:
- Em cũng hơi có chút bảo thủ, cũng suy nghĩ như anh, là bây giờ họ xài chữ miền Bắc (sau 1975 nhiều quá) em cũng không thích cách nói lẫn lộn vùng miền như vậy.
- Em thì bị dị ứng chữ "ạ". Người miền Nam mà không nói "dạ" mà toàn là nói "ạ", còn có nhiều người "ba rọi" nữa là: đầu câu là "dạ", cuối câu thêm tiếp "ạ".
Việt Đường: Về chữ "ạ" thì trước kia cô Mai Thị Mùi có viết 1 tút, 1 bài về điều này mà lâu quá anh quên nội dung rồi. Còn về "dạ" thì có người miền Nam lại viết và nói là "dạ vâng" mới là ghê! 😀
Em Belamanhoi: Phụng Tiên La Không!!! Bảo thủ con mịa gì!!! Tôi cũng vậy. "Đ. mẹ", bây giờ nghe chữ "ạ", chữ "tầm" và nhiều chữ khác nhập cảng từ miền Bắc vào thấy phát ghét! Đếch lọt lỗ tai chút nào!
Việt Đường: Em Belamanhoi Take it easy, my friend. You must convince your interlocutor with arguments, not with swear words, haha.
Việt Đường: Phụng Tiên La Tánh người bạn học của anh bộc trực, nghĩ gì phang nấy, em đừng chấp 🙂
Em Belamanhoi: Việt Đường Tôi không phân biệt vùng miền nhưng mỗi khi nghe giọng Bắc thì cái lỗ tai nó lùng bùng. Mà đặc biệt là cái đám nhỏ Bắc kỳ bây giờ. "Mầy biết bố mầy là ai không?" Nghe muốn đập cho một trận!
Việt Đường: Em Belamanhoi Mấy chữ Đ. mà ông đang xài để chửi thề cũng là của người Bắc đó ông. Ở đó mà ghét với không ghét! 😀
Em Belamanhoi: Việt Đường Thật vậy, người Bắc hay dùng từ Đ. Mẹ, Đ. Bố, thêm vào đó cái tính cách nói chuyện... Đa số tôi thấy họ đưa đãi, khách sáo... nghe phát ghét.
VĐ biết không, có một lần tôi xem trên youtube có 1 con bé Thủy Bi nào đó người Bắc (có lẽ cũng là con Ông, cháu Cha). Nó lên tiếng v/v con nó bị hành hung ở trường học quốc tế (Việt Nam). Đâu đó nó nói người miền Nam là những kẻ vô dụng, v.v., chính vì thế mà lãnh đạo Việt Nam toàn là người Bắc cầm quyền. Tuy nhiên, xét cho cùng cũng có người Bắc nói chuyện từ tốn, chậm chạp nghe rất dễ gây thiện cảm.
Mimi Le: A nói đúng hén, thay vì khoảng mấy giờ hay cỡ mấy giờ, hihi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét